Tuyến trùng ký sinh thực vật đang tấn công và làm hại cây trồng rất nghiêm trọng trên diện rộng với nhiều đối tượng cây trồng khác nhau, trong đó có dưa lưới.
>>>>> Cơ chế gây hại cho cây trồng:
- Sống và di chuyển qua mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây dẫn đến rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khối u sần hoặc bị hoại tử sau đó giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.
- Nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương trên rễ do tuyến trùng gây ra.
- Biểu hiện sớm cây bị tuyến trùng: cây héo úa, còi cọc, thiếu sức sống, vàng lá.
- Điều kiện sinh trưởng của tuyến trùng phụ thuộc nhiều yếu tố: Độ ẩm đất trồng, số lượng rễ cây, kết cấu đất, pH đất...
+ Tuyến trùng khó có thể tồn tại ở đất khô nhưng có thể sống được trong đất có độ ẩm 100% (loài Meloidogyne).
+ Nếu rễ cây phát triển mạnh thì tuyến trùng có mật độ cao và ngược lại.
+ Đất có kết cấu sét nhiều thì tỷ lệ tuyến trùng ít hơn đất cát.
+ Đất có PH thấp (đất chua) mật độ tuyến trùng nhiều...
- Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện tuyến trùng bằng biểu hiện trên rễ có những khối u sần xuất hiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn đào rễ lên và thấy rễ u sần hay thối nhũn thì năng suất vườn đã giảm đáng kể.
Cách để chúng ta có thể phòng tuyến trùng:
- Tuyến trùng phát triển mạnh khi pH đất thấp nên phải thường xuyên kiểm tra pH đất.
- Việc sử dụng phân bón hóa học thường xuyên sẽ làm giảm pH đất nên chúng ta cần bổ sung định kỳ dung dịch cải tạo đất để nâng pH.
NẾU CÒN CÓ BẤT CỨ VẤN ĐỀ GÌ HỎI ĐÁP HAY THẮC MẮC THÌ HÃY LIÊN HỆ NGAY HOTLINE : 0938 736 473 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ MỌI NGƯỜI
meseami Trả lời
02/11/2022overnight cialis delivery Pain Practice