Hỏi đáp

Thuốc trừ sâu sinh học và những điều cần biết?

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học (thuốc trừ sâu hữu cơ) là loại thuốc trừ sâu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để diệt trừ sâu hại như vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus), các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là kháng sinh), các chất trong cây cỏ (chất độc hoặc dầu thực vật),... để diệt trừ sâu bệnh. Thuốc trừ sâu sinh học được chia thành hai nhóm chính là thuốc trừ sâu vi sinh và thuốc trừ sâu thảo mộc.
Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
+ An toàn với sức khỏe con người và môi trường: Khác với các loại thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là ít độc với con người cung như môi trường. Các chế phẩm vi sinh vật, dầu thực vật dùng để trừ sâu hầu như không gây hại cho người và các sinh vật có ích (ví dụ như các loài thiên địch) nên nó có thể bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tình trạng bùng phát sâu hại. 
+ Ít để lại dư lượng độc trên nông sản và thời gian cách ly ngắn.
+ Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học khá đơn giản, các nguyên liệu có sẵn: Những yếu tố sinh học trừ sâu có thể tìm thấy dễ dàng mọi nơi, mọi lúc.
Lưu ý khi sử dụng
- Để đạt hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tốt nhất, khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, người dùng cần lưu ý đến một số điều sau đây:
+ Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ khi mức sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng chứ không phải cứ thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại xong mới phun.
+ Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.
+ Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
+ Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát
+ Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun thuốc.

CẢI TẠO ĐỘ MÙN CHO ĐẤT CÓ CẦN THIẾT???

Phân bón hóa học xuất hiện giúp cho năng suất các loại cây ăn trái tăng lên, hiệu quả kinh tế được nâng cao. Tuy nhiên việc lạm dụng phân bón hóa học khiến đất đai ngày càng bị thoái hóa, bạc màu. Vậy để nâng cao năng suất chất lượng trái cải tạo nâng độ mùn cho đất có cần thiết?
1. Vì sao cần cải tạo mùn cho đất?
Sau thời gian dài canh tác vườn cây ăn trái, đất đai sẽ bị bạc màu do cung cấp chất dinh dưỡng hằng năm cho cây. Bên cạnh đó việc bà con thường xuyên sử dụng phân bón hóa học mà không bón vôi để ổn định pH đất, khiến cho đất ngày càng bị thoái hóa, chai cứng và ngộ độc nặng bởi các chất độc trong các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Đất trồng bị nhiễm độc và thoái hóa khiến lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây không đủ, khiến cây ngày càng còi cọc, hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh xâm nhập gây hại trên cây, khiến cho năng suất trái suy giảm, trái bị sâu bệnh méo mó, nhỏ.
Bởi vậy, nếu không cải tạo, ko tăng độ mùn cho đất, đất của bạn sẽ ngày càng xấu, năng suất chất lượng trái suy giảm.
2. Cải tạo độ mùn cho đất hiệu quả
Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác đặc biệt là phân sinh học có công dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, nâng cao độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Bón phân hữu cơ giúp bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, giúp giải độc đất, hạn chế được việc sử dụng các loại thuốc hóa học, nâng cao sức đề kháng cho cây trồng và an toàn cho sức khỏe con người.
Sử dụng combo cải tạo đất thoái hóa để giúp cải tạo tính chất vật lí, tính chất hóa học cho đất. Đồng thời giúp cân bằng vi sinh vật trong đất, thúc đẩy quá trình hoạt động của vi sinh vật có ích.

VÌ SAO SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI NGÀY CÀNG NHIỀU?

Bà con có thấy rằng thời gian càng dài sâu bệnh trên cây có múi ngày càng nhiều thêm. Dù năm trước đã dùng thuốc chữa khỏi bệnh cho cây nhưng năm sau bệnh vẫn tiếp tục tái diễn, so với năm ngoái bệnh lại càng nặng hơn càng phức tạp khó chữa hơn. Vì sao lại như vậy? Vì sao sâu bệnh hại trên cây có múi ngày càng nhiều?
1.Do thời tiết
- Điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến khắc nghiệt, nắng gay gắt và mưa nhiều dài ngày ảnh hưởng lớn đến cây trồng.
Mưa lớn kéo dài, hệ thống thoát nước của vườn kém, vườn bị ngập khiến cho rễ cây dễ bị tổn thương, bị thối. Nấm bệnh hại dễ xâm nhập qua rễ, tấn công gây bệnh cho cây.
2. Do chăm sóc
❌Trong quá trình chăm sóc vườn, việc diệt sạch cỏ trong vườn cây khiến cho lớp đất mặt khi trời nắng nóng sẽ bị thiêu đốt do không có tầng che phủ, làm tổn hại bộ rễ. Trong mùa mưa không có lớp che phủ tầng đất mặt dễ bị rửa trôi, đất thoát nước chậm, cây bị ngập úng.
❌Không cắt tỉa vệ sinh vườn sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến cho sâu bệnh hại hoành hành. Vườn cây rậm rạp, không thông thoáng là nơi trú ngụ lí tưởng cho các loại sâu gây hại lên cây trồng như nhện đỏ, rệp sáp…
3. Do môi trường đất
❌Chúng ta thường chỉ quan tâm đến chăm sóc cây trồng như thế nào để thu được năng suất trái lớn nhất, chính vì vậy mà thường bỏ qua nhiều khâu chăm sóc phòng bệnh cho vườn. Điều này làm cho năng suất của vườn chỉ được một hai vụ đầu tiên, còn sau đó thường là mất mùa và sâu bệnh ngày càng hoành hành. Nhưng có một yếu tố quan trọng mà chúng ta thường bỏ qua, đó chính là đất trồng
❌Đất trong vườn theo thời gian dài canh tác ngày càng thoái hóa, cạn kiệt chất dinh dưỡng nếu như không được cải tạo, không được trả lại lượng dưỡng chất mà cây đã sử dụng
❌Đất thoái hóa khiến cho các vi sinh vật có lợi trong đất bị ức chế sự sinh trưởng phát triển. Nấm bệnh hại sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường đất, tấn công lên cây gây bệnh cho cây
❌Đất thoái hóa, dinh dưỡng trong đất suy cạn, không đủ dưỡng chất để nuôi cây, khiến cho cây ngày càng trở nên còi cọc, sức đề kháng của cây yếu, sâu hại dễ tấn công tàn phá vườn cây.

VÌ SAO BÓN PHÂN NGÀY CÀNG NHIỀU NHƯNG NĂNG SUẤT TRÁI KHÔNG TĂNG?  

🍀Chăm sóc cây có múi, bón phân là điều hết sức cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển và nuôi trái tốt nhất. Hiện nay lượng phân bón mà bà con cung cấp cho cây có múi ngày càng tăng lên với suy nghĩ bón nhiều cây sẽ cho năng suất nhiều.
🍀🍀Tuy nhiên qua tiếp xúc với nhiều khách hàng, họ chia sẻ chi phí cho phân bón ngày càng nhiều nhưng lợi ích thu lại chẳng được bao nhiêu. Nguyên nhân vì sao vậy?
✅Trong những năm chăm sóc đầu tiên, vì suy nghĩ bón nhiều phân bón hóa học cây sẽ nhanh lớn khiến cho người trồng cây lạm dụng loại phân bón này quá đà. Theo thời gian dài lượng phân bón cây không sử dụng hết tích lũy vào đất. Nhưng trong phân bón lượng chất độn không có tác dụng lên đến 45%, lượng chất độn này khiến cho đất trở nên chai cứng, và thoái hóa.
✅Thói quen sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ để bón cho vườn từ lâu đã không còn, khiến cho đất không được bổ sung chất mùn cần thiết khiến đất ngày càng nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.
✅Khi đất trồng bị thoái hóa, bị chua, bị chai cứng thì lượng phân bón hóa học bón vào đất cây sẽ hấp thụ được rất ít, cây ngày càng còi cọc, năng suất thấp, chúng ta lại bón thêm phân bón vào mùa sau. Vòng luẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại, bà con không tìm ra nguyên nhân sâu xa thì sẽ ngày càng mất nhiều chi phí hơn mà hiệu quả năng suất lại ngày càng giảm sút.

CÁCH KHẮC PHỤC NHỆN HẠI TRÊN CÂY DƯA LƯỚI NHƯ THẾ NÀO?>

 

Nhóm nhện gây hại thường có kích thước rất nhỏ, không giống với các loài nhện thiên địch. 
1. Nhện đỏ thuộc họ Tetranychidae.
Trưởng thành nhện đỏ tròn, dài khoảng 0,35mm, màu đỏ sậm.
Nhện đỏ gây hại chủ yếu ở phần lá gần ngọn của cây và có xu hướng di chuyển lên những lá phía trên. Lá bị nhện gây hại bị mất diệp lục, nhện nằm ở mặt dưới của lá và phát triển mật độ nhanh khi nhiệt độ lên cao, thời tiết khô.
2. Nhện trắng thuộc họ Tarsonemidae
Con cái có kích thước 0.2 mm, hình bầu dục, mình tròn, có màu vàng nhạt hoặc màu hổ phách, phía cuối thân có những sọc nhỏ ngang thân trong khi con đực nhỏ hơn rất nhiều, chỉ 0.11 mm, màu sắc tương tự và không có sọc. 
Nhện trắng thường gây hại trực tiếp vào chồi non, lá non. Trên dưa leo và dưa lưới, chồi non chậm phát triển, có màu bạc và các lá non nhẵn (ít lông), lá nhỏ, màu lá nhạt hơn bình thường.
3. Biện pháp phòng trừ
Nhện  lan truyền từ cây này sang cây khác, cành này qua cành khác nhờ vào tập tính giăng tơ, gió hoặc các dụng cụ làm vườn, hay sẽ bán vào quần áo công nhân/ khách thăm quan mà lây lan sang các cây khác nên các biện pháp phòng trừ: 
+ Khảo sát vườn liên tục, đặc biệt chú ý vào mùa khô bằng các dụng cụ như kính lúp, giấy trắng... và nhận diện các triệu chứng gây hại để phòng trừ đúng lúc. 
+ Trong điều kiện tự nhiên, nhóm nhện gây hại cũng bị nhiều loại thiên địch tấn công. Có nhiều nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae làm giảm mật số nhện hại.
+ Thu gom các trái bị hại rơi rụng, tạo thành vườn thông thoáng cũng làm giảm mật số gây hại. 
+ Tưới phun nước đủ ẩm thường xuyên cũng làm giảm nhện gây hại, nên tưới từ dưới lên trên bề mặt.
+ Nhất là giai đoạn trái non khi thấy trong vườn có một số trái bị da lu, da cám thì tiến hành kiểm tra ngay sự xuất hiện của nhện trên trái, quan sát kỹ những trái nằm trong tán vì nhện thường tập trung cao vào phía này.
+ Sử dụng một số loại hoạt chất  tham khảo sau: Abamectin, Propargite, Fenpyroximate, Ethidathion, Diafenthiuron, Fenpropathrin,.... khi nhện đỏ tấn công mạnh  xịt vào chỗ nhện thường ẩn nấp (mặt dưới lá và trên trái), phun phòng định kì từ giai đoạn trái non.

 

Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

Ly

22/04/2023

Anh chị có thể tư vấn cho em về phần dinh dưỡng cho cây dưa lưới được không ạ? em muốn xin bảng phân đơn cho cây dưa lưới ạ. Em cảm ơn!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP PHÚ LÂM TÂY
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
hotline hotline facebook phone